Hướng Dẫn Bảo Trì Xe Nâng Tay Đúng Cách – Chi Tiết
Bảo dưỡng, bảo trì xe nâng là gì? tại sao cần bảo trì xe nâng định kì? Tầm quan trọng của việc bảo trì, bảo dưỡng như thế nào. Qua bài viết này cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về điều đó nhé.
Xe nâng tay sau một thời gian dài sử dụng sẽ phát sinh những lỗi hỏng. Điều này sẽ làm dán đoạn công việc, gây mất an toàn. Để hạn chế, khắc phục kịp thời, thì việc bảo trì, bảo dưỡng xe nâng định kì là điều cần thiết.
Bảo trì xe nâng là gì? Tại sao phải bảo trì bảo dưỡng xe nâng định kì
Có thể hiểu đây là công việc kiểm tra chức năng làm việc, khả năng vận hành của từng bộ phận ở xe nâng. Tra dầu mỡ, thay thế phụ tùng, chi tiết bị hỏng hóc hư hao. Công việc này sẽ diễn ra định kì tuỳ thuộc vào lượng và tần xuất công việc.
Với những chiếc xe nâng mới, sau một thời gian sử dụng chắc chắn sẽ phát sinh hỏng hóc. Và khi bạn tận dụng mua xe nâng bãi, xe nâng đã qua sử dụng. Thì việc bảo trì, bảo dưỡng xe nâng còn phải thường xuyên hơn. Việc bảo trì, bảo dưỡng xe nâng giúp xe luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Đảm bảo chi quy trình làm việc an toàn cho người và hàng hoá. Bạn nên định trước kế hoạch bảo trì bảo dưỡng định kì cho xe nâng với những lí do sau:
- Phát hiện sớm những lỗi hỏng, để khắc phục kịp thời. Không làm dán đoạn công việc, an toàn cho người vận hành và hàng hoá
- Mang lại quy trình làm việc ổn định, an toàn.
- Là phương pháp chăm sóc hiệu quả giúp kéo dài tuổi thọ xe nâng.
Vì vậy chúng ta nên đặt ra thời gian biểu định sẵn để bảo trì xe nâng định kì. Tuỳ theo từng loại xe, hoặc lượng, tận xuất mà xe hoạt động. Hoặc bất cứ khi nào mà bạn cảm thấy sự bất thường của xe trong quá trình vận hành.
Lên kế hoạch bảo trì xe nâng như thế nào?
Căn cứ vào từng loại xe, chức năng làm việc, môi trường làm việc. Mà danh mục bảo trì bảo, bảo dưỡng sẽ khác nhau. Với xe nâng tay, bạn có thể tham khảo danh mục bảo trì dưới đây:
- Khung sườn xe nâng: kiểm tra xem càng có cong vênh không, các chi tiết hàn nối có bị dạn nứt không.
- Bơm thuỷ lực: Kích nâng, càng nâng lên cao nhất, xả nhanh, xả từ từ để xem tốc độ hạ. Sau đó để càng nâng trên cao trong thời gian ít nhất 30 phút xem càng nâng có bị hạ. So với độ cao ban đầu không. Nếu được thử xe có tải càng tốt.
- Vai xe nâng: hay còn gọn là cánh tay đòn. Trường hợp bị cong vênh sẽ làm cho càng nâng không hạ xuống hết được.
- Thanh truyền lực: Lật nghiêng xe để kiểm tra xem có bị cong, dạn nứt không.
- Bánh xe: kiểm tra xem có bị mòn, nứt vỡ không.
Hướng dẫn bảo trì xe nâng tay CHI TIẾT.
Đối với các dòng xe nâng dầu, thì việc bảo trì, bảo dưỡng sẽ diễn ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Để đảm bảo xe luôn được hoạt động ổn định, trơn tru. Tuy nhiên, với xe nâng tay:
- Khi làm việc ở môi trường sạch sẽ, ít bụi bẩn, cường độ làm việc không nhiều. Thì bạn chỉ cần 6 tháng bảo trì, bảo dưỡng 1 lần.
- Khi làm việc ở môi trường bụi bẩn, cường độ làm việc với tần xuất lớn và liên tục. Thì 3 tháng bạn nên bảo trì, bảo dưỡng 1 lần. Đặc biệt các xe làm việc ở công trường thi công. Thì công việc bảo trì, bảo dưỡng càng phải thường xuyên hơn.
Công việc cụ thể khi bảo trì, bảo dưỡng xe nâng tay:
- Tra dầu, mơ vào xích nâng, ốc, khớp nối, vú mỡ.
- Vệ sinh sạch sẽ bơm thuỷ lực, ty bơm. Nếu dò gỉ dầu bơm thuỷ lực sẽ rất bẩn, nhiều dấu vết dầu mỡ, xung quanh ty bơm. Bạn cần xác định vị trí chảy dầu, để thay ben, phớt mới. Châm thêm dầu thuỷ lực ( dầu 68) nếu thiếu hụt dầu.
- Bánh xe nâng, nếu có hiện tượng dạn, nứt, hoặc mòn 2/3 thì cần thay mới.
Bạn cần mua xe nâng cũ, mới hoặc tham khảo thêm về bảo trì, bảo dưỡng xe nâng. Vui lòng liên hệ chúng tôi:
Công TY TNHH Đầu Tư Thiết Bị Công Nghiệp Hà Nội – Đơn vị nhập khẩu, phân phối trực tiếp xe nâng chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
Hotline – 0965.000.544 – 0989.686.536
Mail: hienvuanh.cnhn@gmail.com
Zalo – viber: 0965.000.544