Bơm thuỷ lực là gì, nguyên lý hoạt động như thế nào, cấu tạo ra sao. Làm thế nào để mua được bơm thuỷ lực chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Hãy cùng tìm hiểu những điều đó qua bài viết dưới đây nhé.

BƠM THUỶ LỰC LÀ GÌ?

Bơm thuỷ lực là chi tiết quan trọng nhất trong hệ thống thuỷ lực. Là thiết bị có chức năng chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng thuỷ lực. Tạo ra năng lượng cho toàn hệ thống thuỷ lực hoạt động. Tạo dòng chảy năng lượng cung cấp năng lượng cho hoạt động của xi lanh, máy thuỷ lực, van thuỷ lực. Bơm thuỷ lực được coi là trái tim của cả hệ thống bởi tầm quan trọng của nó.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bơm thuỷ lực. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu về ưu và nhược điểm của từng loại bơm. Làm thế nào để chọn mua được bơm thuỷ lực tốt, phù hợp nhu cầu sử dụng.

Có bơm thuỷ lực cho xe nâng tay, xe nâng điện, xe nâng bán tự động, xe nâng dầu, xe nâng xăng… Tương ứng cho các dòng xe nâng, thương hiệu xe nâng khác nhau.

Bơm thuỷ lực xe nâng có nguyên lý hoạt động như thế nào?

Thông thường bơm thuỷ lực sẽ hoạt đông theo nguyên lý: Bơm tạo ra dòng chảy chất lỏng thuỷ lực với áp xuất cao. Vượt qua áp lực cản trở của trọng tải hàng hoá. Trong một lần vận hành bơm thuỷ lực lần lượt thực hiện hai chức năng:

  • Dưới lực tác động của cơ học, chất lỏng sẽ tác động tạo nên chân không ở cửa vào của bơm. Áp xuất khí tạo ra lực, đưa chất lỏng thuỷ lực từ thùng chứa, nguồn vào đến bơm.
  • Sau đó chất lỏng thuỷ lực sẽ được đưa vào đường của bơm. Nhờ vào tác động của lực cơ học, từ đó sản sinh ra lực đẩy đi vào hệ thống thuỷ lực.

Công suất của bơm thuỷ lực được xác định qua áp xuất vận hành và dòng chảy cung cấp bởi bơm thuỷ lực.

Phân loại bơm thuỷ lực

1. Bơm thuỷ lực piston:

Bom Thuy Luc Piston

Có hai loại bơm piston hướng tâm, bơm piston hướng trục. Đây là loại bơm dầu thuỷ lực áp xuất cao. Thường được sử dụng với những công việc nặng, lưu lượng làm việc lớn. Dòng này có giá thành cao so với các dòng bơm thuỷ lực còn lại. Với nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Dòng bơm này được đánh giá cao, bởi khả năng tự hút rất tốt. Nhờ vậy thúc đẩy quá trình đẩy chất lỏng nhanh và linh hoạt.
  • Giảm thiểu tối đa sự giao động của máy thuỷ lực. Khi cần làm việc với cường độ cao và áp suất lớn.
  • Bơm thuỷ lực piston có hiệu suất làm việc cao, hao tốn chất lỏng ít. Nhờ đó tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
  • Sử dụng bơm thuỷ lực piston giúp dung lượng làm việc thay đổi đáng kể.

Ngoài những ưu điểm thì dòng bơm này sẽ có một số nhược điểm:

  • Do áp suất bên trong xilanh không được đồng bộ. Nên dùng bơm thuỷ lực piston phải kết hợp chung với bình điều áp trên đường đẩy.
  • Dòng bơm này có kết cấu khá phức tạp, kích thước cồng kềnh, nên sẽ khó khăn khi sử dụng và vận chuyển.
  • Dòng bơm này có giá thành cao

2. Bơm thuỷ lực cánh gạt:

Bom Thuy Luc Canh Gat

Hay còn gọi là bơm lá, với cấu trúc gồm: vỏ bơm, stato, đường cấp dầu vào, cánh gạt, trục, rotor, đường dầu ra. Dòng bơm này được sử dụng phổ biến trong xe nâng sau bơm bánh răng.

Ưu điểm:

  • Cung cấp một lượng lưu lượng đều, hiệu suất thể tích cao hơn.
  • Thiết kế đơn giản, dễ sử dụng
  • Hoạt động với tiếng ồn nhỏ, chi phí vận hành thấp, bảo trì, bảo dưỡng đơn giản.

Nhược điểm:

  • Hiệu suất mang lại của bơm thuỷ lực cánh gạt thấp
  • Khả năng chịu tải kém, áp lực làm việc không cao.

3. Bơm thuỷ lực bánh răng:

Bom Thuy Luc Banh Rang

Đây là loại bơm thuỷ lực có cấu trúc khá đơn giản. Được cấu thành bằng các cặp bánh răng ăn khớp với nhau. Đây là loại bơm thuỷ lực được áp dụng nhiều nhất. Với áp lực trung bình được tạo ra bởi dòng chảy. Bơm thuỷ lực bánh răng hay còn gọi là bơm nhông. Bao gồm: bánh răng chủ động, bánh răng bị động, phớt, trục, vỏ bơm, đường cấp và thoát dầu. Bơm bánh răng có hai loại là: Bơm bánh răng ăn khớp ngoài, bơm bánh răng ăn khớp trong.

Ưu điểm:

  • Lưu lượng trong bơm được cung cấp đều
  • Cấu trúc đơn giản, dễ sử dụng, mang khả năng chịu tải trong thời gian ngắn
  • Loại bánh răng ăn khớp ngoài có độ ồn thấp
  • Giá thành rẻ

Nhược điểm:

  • Áp suất ở dòng bơm bánh răng chỉ ở mức độ trung bình. Nên không phù hợp với những hệ thống cần áp suất lớn.
  • Có số vòng quay cố định, nên không thể điều chỉnh được lưu lượng và áp suất bơm.
  • Bánh răng sẽ mòn trong quá trình làm việc. Do đó sẽ phải thay thế tốn kém chi phí.

4. Bơm thuỷ lực cánh gạt áp chỉnh:

Bom Thuy Luc là gì

Là dòng bơm được áp dụng rộng rãi. Được cấu thảnh bởi: các cánh gạt, rotor, vòng cam.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng điều chỉnh được áp suất và lưu lượng trên bơm.
  • Dễ dàng tìm kiếm linh kiện thay thế nếu gặp sự cố.
  • Khi vận hành có độ ồn thấp,không đáng kể
  • Giá thành rẻ

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu tải kém, nên áp lực làm việc không được lớn.

Ứng dụng của bơm thuỷ lực trong ngành công nghiệp hiện nay là gì?

Bơm thuỷ lực được ứng dụng rộng dãi trong ngành công nghiệp sản xuất hiện nay. Nhằm giảm sức lao động con người. Tăng năng xuất, nâng cao sản lượng công việc.

Các loại bơm thuỷ lực: cánh gạt, piston, bánh răng được ứng dụng cho việc lắp: Máy ép, máy dập lỗ, máy nghiền, máy uốn, máy xử lý vật liệu. Hay trong các thang nâng hàng, băng tải, cẩu trục… Phục vụ cho các nhà máy cơ khí chế tạo, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp xe ô tô, xe cơ giới, sản xuất giấy, chế biến gỗ, hoá chất, công nghiệp nhựa, ngành hàng không…

Bơm thuỷ lực công nghiệp phục vụ cho công việc vận tải hàng hoá, xây dựng, công trình, xử lý rác thải, nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện…

Bơm thuỷ lực loại nhỏ, mini thường được sử dụng trong sản xuất máy móc, robot, dệt may, linh kiện…

Để sử dụng bơm thuỷ lực bền, tốt bạn cần sử dụng loại dầu chất lượng. Với độ nhớ, độ lỏng phù hợp. Bên cạnh đó,các phụ kiện cho bơm và hệ thống cũng không nên bỏ qua: ống dẫn dầu, lọc dầu, đồng hồ đo áp xuất…

Qua bài viết này, hy vọng bạn có thể hiểu hơn về bơm thuỷ lực là gì?. Cần biết thêm thông tin chi tiết sản phẩm, vui lòng liên hệ chúng tôi: Ms Hiền Anh – 0965.000.544 – 0989.686.536

5/5 - (1 bình chọn)